Tầm quan trọng về ý nghĩa mâm quả cưới dâu, rể nên biết

Đừng nghĩ mâm quả cưới là một tục lệ, phải làm cho hoàn tất. Hãy coi đó là một điều thiêng liêng nhất trong những ngày cưới hỏi. Bởi lẽ mỗi mâm quả cưới đều mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp và may mắn cho tất cả các cặp đôi. Hãy cùng Sansan Luxury Wedding tìm hiểu ý nghĩa của các mâm quả trong cưới.

Ý nghĩa mâm quả trầu cau ngày cưới

Mỗi chúng ta chắc ai cũng biết đến miếng trầu cau qua lời kể của ông bà, cha mẹ bằng những câu chuyện cổ tích như Trầu Cau, Tấm cám… hoặc những câu ca dao tục ngữ đã được học.
Từ lâu tục lệ ăn trầu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không chỉ trong cưới hỏi, hay lễ hội mà còn rất phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân.
Với đặc tính trầu cay, cau nồng quyện với vôi trắng tạo thành màu đỏ son, màu của máu và trái tim nồng ấm. Hình ảnh đó tượng trưng cho sự thủy chung, sắt son bền chặt của tình yêu và hôn nhân.
Miếng trầu là đầu câu chuyện là cầu nối giúp đôi bên thông gia gặp nhau, cùng nhau nên duyên cho cô dâu, chú rể.Trong nghi lễ này cả hai sẽ cùng nhau bẻ đôi cau bằng tay không và đặt lên bàn thờ gia tiên trước sự chứng kiến của toàn thể họ hàng hai bên gia đình. 
ý nghĩa mâm quả trầu cau

Ý nghĩa mâm quả trà - rượu - ngày cưới

Đúng như câu ca dao “khách đến nhà không trà thì rượu”. Một ấm trà thơm sẽ xích mọi người đến gần nhau hơn, một ly rượu cay nồng sẽ nâng cảm xúc khiến cho những cuộc vui thêm hào hứng.
Cùng nhấp chén trà, tay nâng ly rượu, ngồi quây quần bên nhau giữa những câu chuyện và những lời chúc tụng, cùng hy vọng về một tương lai mới đầy phước lành, sung túc, và thành công.
Trong mâm quả cưới có Trà và Rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên trong quá trình hai bên cử hành nghi thức. Hành động này mang ý nghĩa tâm linh, như là cách con cháu thể hiện lòng kính hiếu, nhớ đến ông bà tổ tiên. Vừa xin phép tổ tiên và mong tổ tiên chứng giám, độ trì cho đám cưới và đời sống gia đình của đôi trẻ được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.
ý nghĩa mâm quả trà rượu

Ý nghĩa mâm quả trái cây ngày cưới

Mâm quả trái cây thường dùng trong nghi lễ cưới hỏi gọi là “mâm ngũ quả”, nghĩa là năm loại trái cây khác nhau. Số 5 là biểu tượng ngũ hành, của sự hòa hợp âm dương, hòa hợp đất trời.
Mâm trái cây ngày cưới của người miền Bắc thường bày trí gồm: Cam, Táo, Lê, Đào, Hồng. Còn người miền Nam thường kiêng kỵ những trái có tên mang ý nghĩa xấu như Lê (“lê lết”), Cam (“quýt làm cam chịu”), Lựu (“lựu đạn”), Táo (người Nam gọi là “bom”) và không chọn những loại trái có vị cay, vị đắng nên nên mâm quả trái cây người miền Nam thường là: Xoài, Thanh Long, Nho, Mãng Cầu, Táo Mỹ đỏ. Nhưng hiện nay không còn những phong tục cổ hủ ấy nữa hai bên gia đình có thể bàn bạc và lựa chọn theo ý thích.
Ý nghĩa mâm trái cây

Ý nghĩa mâm quả bánh phu thê ngày cưới

Trong tiếng Hán thì “Phu” có nghĩa là “chồng” và “Thê” có nghĩa là vợ, nên người ta còn gọi đây là bánh vợ chồng. Bánh phu thê miền Bắc có hình tròn, là hình ảnh biểu tượng của bầu trời, tượng trưng cho cực dương. Trong khi đó, bánh phu thê miền Trung và miền Nam, là sự hài hòa của đất trời, thể hiện triết lý âm dương đồng thuận. Phần nhân được đặt gọn gàng trong phần bột thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình chồng, nghĩa vợ. Chiếc bánh chính là tượng trưng cho ước mơ về sự thủy chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu.
Bên cạnh đó, triết lý ngũ hành cũng được thể hiện qua năm màu sắc có trong bánh, bao gồm: (1) màu trắng của bột lọc và cơm dừa, (2) màu vàng của nhân đỗ, (3) màu đen của hạt vừng, (4) màu xanh của lá và (5) màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bánh. Dân gian xem đó chính là sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng.
mâm bánh su sê ngày cưới

Ý nghĩa mâm quả bánh cốm ngày cưới

Bánh cốm có hình tròn là biểu tượng của bầu trời, tượng trưng cho cực dương. Nếu trong ngày cưới có sự kết hợp của âm và dương sẽ tạo nên sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho cặp đôi sau này. Bánh cốm là loại bánh rất phổ biến trong các tráp ăn hỏi miền Bắc. Do đặc trưng của vùng miền nên chỉ có miền bắc mới có mâm quả này.
mâm quả cốm
[perfectpullquote align="full" bordertop="false" cite="" link="" color="" class="" size=""]Không chỉ có mâm quả cưới mới phân biệt theo từng vùng miền mà thực đơn cưới cũng vậy, do đó bạn có thể tham khảo Cách chọn thực đơn đám cưới phù hợp với từng vùng miền để lựa chọn thực đơn một cách phù hợp.[/perfectpullquote]

Ý nghĩa mâm quả bánh kem ngày cưới

Sử dụng bánh kem thể hiện sự hòa nhập giữa văn hóa Phương Tây và Phương Đông. Không chỉ mang tính chất trang trí cho bộ mâm quả cưới, mà bánh kem còn giúp thể hiện cá tính của cặp đôi, thông qua cách chọn lựa các hoa văn, họa tiết trang trí bánh.
Cũng như thông qua hình ảnh bắt bánh kem dâng lên bàn thờ tổ tiên trước sự chứng kiến của quan viên hai họ, tượng trưng cho sự đồng lòng, cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Không chỉ đối với người Á Đông, mà ngay cả trong quan niệm Tây Phương cũng cho rằng bánh kem thể hiện mong muốn, cầu chúc cho tình yêu của hai vợ chồng luôn ngọt ngào như chiếc bánh.
ý nghĩa mâm quả bánh kem

Ý nghĩa mâm quả xôi gấc (gà) ngày cưới

Màu đỏ là màu son là màu của điềm lành, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Tuy xôi gấc có màu đỏ cam nhưng cũng được xem là màu son, hơn nữa đây lại là một loại nguyên liệu tự nhiên, không phẩm màu, vô cùng an toàn cho người sử dụng.
Vì vậy, chọn xôi gấc trong mâm quả cưới ngoài vấn đề về an toàn thực phẩm sẽ có ý nghĩa cầu chúc sự may mắn đến với đôi vợ chồng mới cưới. Đồng thời ca ngợi sự son sắt, thuỷ chung của tình chồng nghĩa vợ.
Xôi Gấc trong mâm quả cưới hỏi thường được đóng thành năm hoặc sáu khuôn hình trái tim, phía trên có in hình chữ Hỷ bằng bột đậu xanh hoặc một khuôn lớn tròn như cái chén. Mâm xôi thường đi chung với một con gà trống thiến được luộc sẵn.
Nếu đó là mâm xôi gấc không có gà thì thường là có sáu tim xôi, hoặc có thêm một con gà thì chỉ cần nắm tim xôi. Biểu tượng con gà nằm trên mâm xôi gấc có ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng”. Đây là một lời chúc mang đến sự sung túc và hạnh phúc cho hai vợ chồng.
mâm xôi gà

Ý nghĩa mâm quả heo quay ngày cưới

Theo quan điểm của phong thủy, con heo gọi theo cách của miền Nam hay là con lợn theo cách gọi của người ở miền Bắc thì luôn gợi lên hình ảnh thân thiện, vui vẻ bởi hình dáng tròn trịa, da dẻ căng bóng, hồng hào.
Điều đó tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc nên heo quay không chỉ được dùng làm sính lễ cưới hỏi, mà hầu hết trong các buổi khai trương, lễ động thổ người ta đều dùng heo quay để dâng lễ.
Trong quan niệm dân gian tin rằng việc cúng heo quay sẽ mang đến điều may mắn cho chủ nhà, cầu chúc cho sự thịnh vượng, giàu có. Đối với các gia đình vừa có dâu mới, rể mới thì cúng heo quay để cầu chúc cho khả năng sinh sản, cũng như thành công trong công việc.
Bên cạnh đó, heo còn tượng trưng cho sự đầy đủ của thức ăn, niềm vui của vật chất, và sự an toàn trong nhà.
heo quay ngày cưới

Cặp nến tơ hồng

Khi nhà trai đến nhà gái rước dâu, trong lễ vật dâng lên tổ tiên không thể thiếu đôi đèn cầy đám cưới. Đây được xem là lễ vật rất quan trọng, là nét riêng biệt của những đám cưới ở Nam Bộ so với các vùng miền còn lại bởi người miền Nam cho rằng, lửa tượng cho cuộc sống gia đình được êm ấm, bình yên và hạnh phúc. Nghĩa là vợ chồng yêu thương nhau cũng giống như "giữ lửa trong gia đình" luôn được tồn tại và kéo dài mãi với thời gian.
Cặp nến tơ hồng sẽ do một người cao tuổi có gia đình hạnh phúc thổi tắt sau khi lễ xong để lấy may cho đôi trẻ cũng có cuộc sống hôn nhân như vậy.
ý nghĩa cặp nến tơ hồng
[perfectpullquote align="full" bordertop="false" cite="" link="" color="" class="" size=""]Đã có ý nghĩa của từng mâm quả cưới, nhưng mỗi vùng miền điều chuẩn bị những mâm quả khác nhau, do đó bạn hãy tham khảo Những mâm quả chuẩn bị cho đám cưới 3 vùng miền để chuẩn bị một cách chu đáo nhé.[/perfectpullquote]
Sansan Luxury Wedding chúc các cặp đôi có một lễ cưới trọn vẹn, chúc các bạn trăm năm hạnh phúc. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng chúng tôi!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

200+ mẫu Áo Dài Cưới đẹp rạng ngời năm 2020 – Sansan Bridal

Tuyển chọn những lời chúc 20/10 khách hàng ý nghĩa nhất

101+ STT, lời chúc, câu nói hay ngày quốc tế Phụ Nữ 20/10 ý nghĩa